Huyện Thăng Bình là một huyện đồng bằng, dân số đông, có diện tích tự nhiên khoảng hơn 38 ngàn ki lô mét vuông, có biển và đường quốc lộ 1A đi qua, gồm một thị trấn và 21 xã nằm trải rộng ở vùng Đông, vùng Trung và vùng Tây của huyện; địa giới hành chính tiếp giáp: Đông giáp biển; Tây giáp huyện Quế Sơn và huyện Hiệp Đức; Nam giáp thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh và huyện Tiên Phước; Bắc giáp huyện Duy Xuyên. Đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình tội phạm Hình sự, các tranh chấp dân sự , Hôn nhân – Gia đình, Kinh doanh Thương mại, Hành chính, Lao động ngày một gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp.
Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình có 14 cán bộ, công chức và người lao động, trong đó có 05 Thẩm phán (01 đ/c Chánh án, 01 đ/c Phó Chánh án). Tuy còn gặp nhiều khó khăn, trong nhiều năm tình hình biên chế của đơn vị vừa thiếu, vừa không được ổn định do nhu cầu điều động, biệt phái, luân chuyển, đào tạo cán bộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chung. Được sự quan tâm của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng như Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tố tụng và các cơ quan liên quan nên trong những năm qua, toàn thể cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình đã phát huy truyền thống, phát huy nội lực, giải quyết 100% vụ án các loại, ban hành quyết định thi hành án hình sự đối với 100% người bị kết án có hiệu lực, giải quyết 100% đơn thư khiếu nại, tố cáo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự trị an trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Nhìn lại chặng đường 40 năm qua, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình đã ngày một trưởng thành, phát huy truyền thống và vững bước đi lên góp phần xây dựng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam phát triển vững mạnh. Đến nay, có thể nói đã khắc phục được khó khăn về nhân tố con người – là yếu tố quyết định mọi thành công, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình đã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, 100% cán bộ, công chức đều có trình độ Đại học; mặt khác, tuổi đời ngày càng trẻ hóa, đây là lực lượng tràn đầy nhiệt huyết, ý chí phấn đấu vươn lên trong giai đoạn phát triển mới, khắc phục mọi khó khăn để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Một yếu tố quan trọng – như lời Bác Hồ dạy đó là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”, đơn vị xây dựng, gìn giữ và phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết nội bộ, bên cạnh đó là sự phân công, phân nhiệm công việc phù hợp với khả năng của từng cán bộ, công chức để mỗi cá nhân giữ vững “cái tâm” của người cán bộ Tòa án, phát huy được “cái tầm” của người “cầm cân, nảy mực”, mang lại hiệu quả công tác cao.
Sự trưởng thành, vững bước đi lên của Tòa án huyện Thăng Bình hôm nay và những năm đến các thế hệ cán bộ, công chức Tòa án huyện luôn luôn trân trọng, ghi nhận, trong đó có vai trò, tinh thần trách nhiệm, sự tham gia, đóng góp rất lớn của Hội thẩm nhân dân huyện Thăng Bình. Tổ chức và hoạt động của Tòa án huyện đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều tuân thủ nguyên tắc “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Công tác Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình luôn luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ giúp đỡ của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Tòa án huyện đã làm tốt công tác nhân sự và hiệp thương với UBMTTQVN huyện và Thường trực HĐND huyện nên trong nhiệm kỳ đương nhiệm đã bầu được 20 vị Hội thẩm, đảm bảo tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng của Hội thẩm nhân dân để tham gia xét xử tại Tòa án nhân dân theo luật định. Giữa Đoàn Hội thẩm và đơn vị luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác của Hội thẩm, chế định Hội thẩm nhân dân được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Các vị Hội thẩm nhân dân luôn nhiệt tình, tâm huyết, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao, đặc biệt phải kể đến sự nhiệt tình, tâm huyết, đầy tinh thần trách nhiệm của Trưởng – Phó Đoàn Hội thẩm. Vì vậy, đã có rất nhiều lượt Hội thẩm nhân dân được khen thưởng, trong đó có đồng chí Nguyễn Đình Nguyện – Trưởng đoàn Hội thẩm huyện được TANDTC tặng “Bằng khen” và vinh dự được dự Đại hội Thi đua toàn quốc của Tòa án nhân dân năm 2013 tại Hà Nội.

Mặt khác, một yếu tố quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với kết quả các nhiệm vụ công tác trong những năm qua, đồng thời tạo diện mới của đơn vị Tòa án nhân dân huyện, đó là cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc, từ chỗ ban đầu diện tích khuôn viên cơ quan nhỏ và đơn sơ, nhà làm việc chỉ là căn nhà cấp bốn, lại thiếu phòng cũng như bàn ghế làm việc, phương tiện đi lại chỉ là xe đạp của cá nhân, máy đánh chữ là máy cơ, v.v… Nhưng đến nay, được sự quan tâm của Tòa án nhân dân các cấp và chính quyền địa phương, Tòa án huyện Thăng Bình đã có trụ sở làm việc khang trang hai tầng, có hai Hội trường để xét xử, tọa lạc trên diện tích đất hơn 2000m2 tại trung tâm của huyện, đủ phòng làm việc và được trang cấp tài sản, phương tiện làm việc đảm bảo cho công tác xét xử và các hoạt động khác như: xe mô tô, tủ, bàn ghế, máy vi tính, máy photocopy, v.v… đảm bảo được nhu cầu cần thiết và tính trang nghiêm của cơ quan xét xử án, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, hằng năm lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; đều phát động và nuôi dưỡng phong trào thi đua yêu nước “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn đơn vị; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ công tác, nội dung, chỉ tiêu thi đua đến từng cán bộ, công chức, người lao động. Từng cá nhân đăng ký giao ước thi đua và phấn đấu thực hiện, sau từng đợt thi đua hằng quý, đơn vị tổ chức đánh giá, bình chọn đề nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tòa án nhân dân tỉnh kịp thời biểu dương tập thể và các nhân đạt thành tích nổi bật, từ đó tạo động lực, khí thế vui tươi, phấn khởi vượt qua mọi khó khăn, thách thức để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thời gian tiếp theo và cũng là cơ sở để xây dựng và bồi dưỡng cá nhân điển hình tiên tiến. Trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước, đơn vị luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, kế hoạch thi đua của Tòa án nhân dân các cấp và nhiệm vụ trọng tâm của Cấp ủy, Hội đồng nhân dân địa phương đề ra, phối hợp với các cơ quan trong khối nội chính và tranh thủ sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan của huyện cũng như sự giúp đỡ, phối kết hợp trong công tác thi đua – khen thưởng của các Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Thực hiện Chỉ thị, Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và nội dung, chương trình phát động thi đua của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam qua từng năm, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình đã xác định mục tiêu và định hướng công tác thi đua xuyên suốt là xét xử tốt các loại án, giữ gìn đoàn kết nội bộ, siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, gắn việc thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chú trọng việc làm theo có hiệu quả thiết thực, gắn với thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI). Xây dựng đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững danh hiệu là Tập thể lao động suất sắc, cơ quan luôn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc và hằng năm đều được công nhận cơ quan có đời sống văn hóa tốt. Phong trào người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” được thực hiện thường xuyên, chú trọng xây dựng cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, hàng năm giải quyết xét xử hàng trăm vụ án các loại, đảm bảo chất lượng án trong nhiều năm liền. Từ đó, đơn vị chủ trương nhân rộng, phát huy năng lực, sự sáng tạo của cán bộ, công chức trẻ, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả cao trong công tác.
Bằng sự nỗ lực trong tất cả các mặt công tác, trong những năm qua, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình đã thụ lý, giải quyết hàng ngàn các loại vụ án, việc dân sự, làm tốt công tác thi hành án hình sự và giải quyết đơn khiếu nại tư pháp. Chất lượng công tác xét xử đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương; không kết án oan người không có tội, không bỏ lọt tội phạm, tỷ lệ án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan thấp. Tổ chức xét xử được nhiều vụ án điểm, nhiều phiên tòa lưu động tại các địa bàn xã, thị trấn của huyện nơi có tội phạm xảy ra, bình quân mỗi năm xét xử lưu động khoảng 30 vụ án hình sự và một số án tranh chấp dân sự. Các phiên toà lưu động đã đưa pháp luật đến gần với người dân, có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, tháo gỡ được những tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, được chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.
Công tác đảng, đoàn thể được quan tâm đúng mức. Chi bộ luôn đạt cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; công đoàn đã phối hợp với cơ quan tổ chức thăm hỏi động viên khi cán bộ, công chức và gia đình của họ có ốm đau, hiếu, hỷ hoặc gặp khó khăn, thăm hỏi động viên các ngày lễ, Tết cho cán bộ, công chức, tổ chức ngày quốc tế thiếu nhi cho các cháu chu đáo. Đời sống cán bộ, công chức từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ, công chức đơn vị luôn luôn hưởng ứng và tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do Tòa án nhân dân tỉnh và địa phương tổ chức, đạt nhiều thành tích đáng khích lệ.
Có thể nói, trong những năm qua, toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình khắc phục mọi khó khăn, đã biết khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết, tính năng động sáng tạo của cán bộ, công chức trong việc cải tiến phương pháp và lối làm việc, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ xét xử, cũng như các hoạt động công tác khác được giao, đảm bảo giải quyết án nhanh, chất lượng án được nâng lên, không quá hạn luật định. Đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị luôn luôn giữ vững phẩm chất chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, luôn luôn trau dồi kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn.
Với sự nỗ lực thi đua, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình liên tục được tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, trong đó, năm 2013, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng Cờ thi đua Tòa án nhân dân. Những thành tích thiết thực trong những năm qua là món quà đầy ý nghĩa của Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình chào mừng những sự kiện trọng đại, những ngày lễ lớn của đất nước, đó là chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, 40 năm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2015).
Toà án nhân dân huyện Thăng Bình phát huy truyền thống, vững bước đi lên và tự hào hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân Việt Nam. Toàn thể cán bộ, công chức, người lao động Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình nghiêm túc xác định nhiệm vụ của mình được giao phó. Đứng trước yêu cầu mới trong giai đoạn phát triển mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian tới”, Nghị Quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghị Quyết số 388-NQ/UBTVQH ngày 17/03/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra” và sau đó là “Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước” có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý, Thẩm phán, Thư ký Tòa án nhân dân phải thật sự cầu thị, luôn luôn trau dồi, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, toàn thể cán bộ, công chức, người lao động Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình nguyện ra sức phấn đấu giải quyết, xét xử các loại án đạt và vượt số lượng, đảm bảo chất lượng án tốt, hạn chế thấp nhất án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan, không để án quá hạn luật định, không xét xử oan người không có tội và không bỏ lọt tội phạm; đảm bảo các bản án có hiệu lực pháp luật đưa ra thi hành đúng luật định, giải quyết tốt đơn khiếu nại tư pháp. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Hiến pháp năm 2013, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung mọi nguồn lực phấn đấu thi đua theo chủ đề “Phát huy truyền thống lịch sử tốt đẹp của hệ thống Tòa án nhân dân, của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam anh hùng, toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam hăng hái thi đua, đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao vì mục tiêu xây dựng hệ thống Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quảng Nam giàu đẹp; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và sự nghiệp xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước”, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình

Chức vụ: Chánh án
Năm sinh: 1973
Quê quán: Xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Thường trú: Xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Trình độ: Đại học Luật – Cao cấp chính trị